Vi phạm luật giao thông tại Đức xử lý thế nào?
Nhập gia thì tùy tục? khi sinh sống tại Đức các bạn cần biết vi phạm luật giao thông tại Đức xử lý thế nào? Và sẽ thực sự cần thiết tìm hiểu hệ thống pháp luật, quy định cơ bản tại Đức để tránh mắc những sai lầm không đáng có. Sau đây hãy cùng URIAH tìm hiểu quy định giao thông quan trọng tại Đức và ?lỡ? vi phạm luật giao thông tại Đức thì xử lý thế nào?
Những quy định giao thông quan trọng tại Đức
-
Ưu tiên bên phải
Ưu tiên bên phải: Các phương tiện giao thông đi tới từ bên phải sẽ được ưu tiên, trừ những trường hợp khác được báo hiệu bằng biển báo giao thông, hệ thống đèn giao thông hay những ký hiệu ghi trên mặt đất.
-
Vượt bên trái
Từ quy định giao thông số 1 mà chúng ta biết rằng chỉ được phép vượt từ bên trái để đảm bảo an toàn trong khi tham gia giao thông. Quy định cũng rất giống với luật giao thông tại Việt Nam.
-
Ưu tiên người đi bộ
Khu vực dành đường dành cho người đi bộ, họ luôn được ưu tiên, trừ những trường hợp có sự thay đổi từ cảnh giao thông hay hệ thống đèn giao thông (thường thì chỉ khi có sự kiện, sự cố đặc biệt).
-
Đường xe đạp
Tại Đức quy định rõ đường dành riêng cho xe đạp, vì vậy dù bạn có đi bộ cũng không được phép đi vào. Cẩn thận nếu không sẽ bị phạt nhé.
-
Quy định về Đèn giao thông
Bộ quy tắc chung chắc hẳn dùng cho nhiều quốc gia trên thế giới: Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị dừng lại, đèn xanh thì mới được đi
Tại Đức cũng vậy, khi đèn đỏ thì bạn phải dừng lại tuân thủ luật giao thông theo hệ thống biển báo.
Cảnh báo với bạn rằng đèn đỏ tại Đức cũng bị cấm rẽ phải nhé, điều này không giống so với ở Việt Nam. Vì vậy, nếu mới sang Đức đừng quên để mà bị phạt nha.
Ở Đức tuân thủ giao thông theo hệ thống đèn báo giao thông rất chặt, kể cả người đi bộ cũng không được phép vượt đèn đỏ.
-
Quy định về Tốc độ
Nếu không có biển báo giới hạn tốc độ, trong khu dân cư tốc độ cho phép tối đa 50 km/h, ngoài khu dân cư tốc độ cho phép tối đa 100 km/h
Đường cao tốc thì không giới hạn tốc độ tối đa, nhưng bạn nên đi tối đa 130 km/h.
-
Khoảng cách giữa các phương tiện
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, Đức đưa ra quy định phải giữ khoảng cách với xe đi trước. Áp dụng “Quy tắc một giây” xác định khoảng cách an toàn giữa hai xe: khoảng cách tối thiểu giữa các xe trong khu dân cư tương ứng với khoảng cách xe chạy được trong 1 giây, còn ngoài khu dân cư thì áp dụng quy tắc 3 giây
-
Dây an toàn
Trong suốt hành trình xe chạy, tất cả mọi người ngồi trong xe đều phải thắt dây an toàn. Trẻ em phải ngồi thắt dây an toàn gắn với ghế riêng trong ô tô dành cho trẻ em được cấp phép lưu hành cho đến năm 12 tuổi hoặc đến khi cao hơn 1,50m. Quy định này áp dụng với cả xe buýt.
Hành khách đủ tuổi theo quy định nếu không thắt dây an toàn sẽ bị phạt 35 USD.Trẻ em dưới 1,5m có thể tăng gấp đôi mức độ. Người điều khiển xe sẽ bị phạt 70 USD nếu không đảm bảo an toàn cho trẻ em ngồi trên xe của mình và trừ một điểm bằng lái (như quy định riêng ở Flensburg). Nếu cùng lúc có nhiều trẻ em không được thắt dây an toàn, mức phạt có thể lên đến 80 USD.
-
Đèn chiếu sáng của phương tiện tham gia giao thông
Mọi phương tiện khi tham gia giao thông đều phải bật đèn kể cả vào ban ngày, đặc biệt trong đường hầm hoặc khi điều kiện ánh sáng kém, phải đảm bảo cả đèn trước và đèn sau đều phải còn hoạt động được, đảm bảo đúng chức năng nhiệm vụ soi đường cho người điều khiển xe
Nếu xe đạp không đảm bảo yêu cầu về đèn xe, người điều khiển xe đạp có thể bị phạt tới 30USD.
-
Quy định về lốp xe đi trong mùa đông
Mùa đông tại Đức thường rất lạnh và có tuyết rơi gây ảnh hướng cho phương tiện khi di chuyển trên đường. Để đảm bảo an toàn khi lái xe trong điều kiện này, bắt buộc phải dùng lốp đặc biệt (Lốp M+S)
-
Sử dụng điện thoại di động khi lái xe
Cấp lái xe khi đang điều khiển xe hoặc động cơ xe vẫn chạy mà gọi điện/nghe điện không có phụ kiện hỗ trợ rảnh tay. Quy định ngày nhằm nghiêm cấm hành động một tay điều khiển phương tiện tham gia giao thông, một tay nghe điện thoại, hành động này rất nguy hiểm, ẩn chứa nguy cơ mất an toàn giao thông.
-
Quy định về nồng độ cồn
Đã uống rượu bia thì cấm lái xe hoặc khi bị ảnh hưởng của các chất kích thích khác như ma túy. Quy định này có hiệu lực với tất cả các phương tiện, giới hạn Promille là 0,5.
Kể cả với xe đạp, nếu người điều khiển xe đạp say xỉn khi đi xe sẽ có thể bị tước bằng lái xe ô tô. Mức phạt đối với tài xế say rượu, hoặc có tác động của chất kích thích, là rất nặng.
Nếu vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền từ 585 đến 1.750 USD đồng thời bị treo bằng nhiều tháng hoặc trừ nhiều điểm trển bằng lái.
Ở Đức, giới hạn lượng cồn trong máu là 0,5 mg/ml. Tài xế có lượng cồn trong máu là 1,1 mg/ml có thể bị xử lý hình sự và hầu tòa. Còn nếu sử dụng các chất kích thích khi lái xe, tài xế có thể bị truy tố đồng thời bị cấm lái xe
-
Còi xe khi tham gia giao thông
Ở Đức, người tham gia giao thông ít khi bấm còi.
Chỉ những trường hợp đặc biệt mới bấm còi ví dụ: Bấm còi ngắn xin vượt trước, bấm còi ngắn khi thấy người khác qua đường mà không để ý.
Những quy định này cũng được áp dụng cho “Còi đèn” (nháy đèn pha trong một khoảng thời gian ngắn).
Mức phạt mới khi phạm luật giao thông tại Đức
Ngày 8/10/2021, Hội đồng Liên Bang Đức đã thông qua khung mức phạt mới khi vi phạm giao thông đường bộ.
Theo đó, khung mức phạt mới sẽ cao hơn so với khung cũ, để người dân tuân thủ tối đa quy định an toàn giao thông
?
Phải xử lý thế nào khi cảnh sát kiểm tra giao thông ở Đức
Đang bon bon trên đường mà bị cảnh sát giao thông ?vẫy? dù có là ai chắc cũng có chút lo sợ, ở Việt Nam sợ một thì chắc sang Đức còn sợ mười. Đừng lo lắng quá bình tĩnh để xử lý nhé!
- Đầu tiên, khi thấy tín hiệu dừng xe từ cảnh sát giao thông hãy bình tĩnh xử lý nhé. Đầu tiên hãy xin nhan từ từ di chuyển xe về làn bên phải rồi dừng lại.
- Sau đó, tắt máy, kéo phanh tay kéo cửa kính và chờ cảnh sát giao thông đến kiểm tra. Không như ở Việt Nam nên hãy chú ý để thực hiện khỏi rơi vào tình huống éo le nhé. Tuyệt đối không đút tay túi áo, hay giấu tay dưới gầm ghế, đừng khiến cảnh sát hiểu lầm bạn có sử dụng vũ khí
- Khi nào cảnh sát yêu cầu xuống xe thì mới xuống.
Theo quy định về luật giao thông tại Đức, cảnh sát giao thông được phép kiểm tra bằng lái xe, giấy tờ xe cũng, độ an toàn của xe trong quá trình tham gia giao thông, hàng hóa mang theo.
Các bộ phận cảnh sát sẽ kiểm tra độ an toàn của xe như đèn xe, lốp xe, hệ thống gương chiếu hậu, xin nhan, còi…Đồ đạc bạn mang theo xe, cảnh sát chỉ được kiểm tra ngăn chứa đồ nhỏ ở ghế trước xe, cửa xe khi có nghi ngờ như tàng trữ ma túy, chất cấm hay tàng trữ vũ khí.
- Nếu không được hỏi không nên nói nhiều với cảnh sát giao thông, tránh những hiểu lầm không hay xảy ra đặc biệt với du học sinh, người Việt mới sang Đức làm việc, ngôn ngữ vẫn còn mặt hạn chế
Kể cả những lời nói thanh mình, xin lỗi cũng có thể dẫn đến những bất lợi cho mình.
Luật pháp ở Đức sẽ khác rất nhiều so với Việt Nam, nếu bạn vi phạm luật hãy làm theo đúng luật nộp phạt, không nên giải thích, xin xỏ, trình bày gì nhiều. Bạn chắc vẫn thường nghe “Anh có quyền giữ im lặng nhưng những lời anh sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa” trong những bộ phim hình sự nước ngoài, hãy nhớ câu nói đó trong trường hợp này nha. Và hãy nhớ nhắc điều này với cả “đồng đội” đi cùng bạn nhé.
Nếu là học viên của URIAH bạn hãy liên lạc với đại diện của URIAH tại đầu Đức để được hỗ trợ nhé. URIAH luôn đồng hành, hỗ trợ bạn trọn đời tại Đức
- Nếu bị bắt gặp đang dùng điện thoại khi cầm lái, cảnh sát không được kiểm tra chiếc điện thoại đó. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ tài xế cài ứng dụng điện thoại cảnh báo radar, cảnh sát có quyền kiểm tra và xóa ứng dụng này ngay tại chỗ.
- Thông thường, người dân được phép từ chối kiểm tra rượu, ma túy. Cảnh sát chỉ được kiểm tra xe, khi trước đó kiểm tra ma túy phát hiện trong máu của người chủ xe có chất kích thích. Người nào không chịu cho kiểm tra nồng độ rượu, sẽ phải cho xét nghiệm máu. Nếu kết quả dưới 0,5 Promille, lúc đó mới không phải thổi hơi nữa.
Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn khi tham gia giao thông tại Đức.
Hãy theo dõi thêm những thông tin hữu ích về tiếng Đức, du học Đức và cuộc sống tại Đức tại website URIAH nhé!
Tin liên quan
Hành trình từ Việt Nam đến Đức: Câu chuyện thành công cùng Uriah
Du học và làm việc tại Đức đã trở thành ước mơ của rất nhiều người trẻ Việt Nam, bởi Đức là nơi mang đến cơ hội học tập và nghề nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên, để biến giấc mơ này thành hiện thực, bạn cầ
Quy trình làm việc và dịch vụ hỗ trợ toàn diện của Uriah
Với phương châm "Uy tín - Nhanh chóng - Toàn diện", Uriah là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho du học nghề và chuyển đổi bằng cấp tại Đức, từ quá trình bắt đầu tư vấ
Hướng dẫn chọn đơn vị tư vấn, đào tạo du học và việc làm tại Đức uy tín
Du học và làm việc tại Đức là cơ hội lớn để phát triển sự nghiệp và trải nghiệm nền giáo dục, văn hóa tiên tiến. Tuy nhiên, để hành trình của bạn được suôn sẻ, việc lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín l
Top 7 ngành nghề Hot làm việc ngay tại Đức
Với nền kinh tế đứng đầu châu Âu và sự thiếu hụt nhân lực ngày càng gia tăng, Đức đang mở ra những cơ hội vàng cho lao động quốc tế. Được biết đến với sự ổn định, chính sách phúc lợi tốt và môi trường